Hồng Thủy - Vatican News
Mở đầu video, Đức Thánh Cha lưu ý các tín hữu: “Nếu sau khi tham dự Thánh Lễ mà bạn vẫn chỉ giống như khi bắt đầu Thánh lễ, thì có gì đó không ổn.”
Bí tích Thánh Thể có sức biến đổi sâu xa
Đức Thánh Cha giải thích rằng “Thánh Thể là sự hiện diện của Chúa Giêsu, và Bí tích ấy có sức biến đổi sâu xa. Chúa Giêsu đến và phải biến đổi bạn.”
Ngài giải thích thêm: “Nơi Bí Tích Thánh Thể, Chúa Kitô hiến mình, trao ban chính mình Người cho chúng ta. Người kêu mời chúng ta để đời sống của chúng ta được Người nuôi dưỡng và chúng ta có thể nuôi dưỡng cuộc sống của anh chị em xung quanh.”
Video ý cầu nguyện diễn tả điều này với hình ảnh của 3 tín hữu, vào cuối Thánh lễ, mang Mình Thánh Chúa đến cho các anh chị em nghèo khổ, bên ngoài Giáo hội, đáp lại tình yêu và sự dâng hiến bản thân mà họ đã nhận được trong bí tích Thánh Thể.
Logic của Thánh Thể
“Cử hành Thánh Thể là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục Sinh”, nhưng đồng thời, Đức Thánh Cha nhận định, “đó là cách chúng ta mở lòng mình ra đối với thế giới như Người đã dạy chúng ta.” Và logic của Thánh Thể là Chúa Giêsu đến và trao ban cho chúng ta sức mạnh để gặp gỡ người khác, để ra khỏi chính mình và mở lòng ra để yêu thương tha nhân. Chúa dạy chúng ta rằng mục đích của cuộc sống là trao ban chính mình và điều vĩ đại nhất chính là phục vụ.
Được biến đổi bởi Chúa Giêsu Thánh Thể
Cha Frédéric Fornos, Giám đốc quốc tế của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo hoàng, nhận xét: “Đã bao nhiêu lần chúng ta biến Thánh Lễ thành một nghi thức phụng tự, bài giảng của linh mục, hoặc rước lễ?” Và cha nhắc rằng: “Ngược lại, đó là cuộc gặp gỡ cá nhân và cộng đoàn với Chúa Phục Sinh... Và khi chúng ta để cho mình được biến đổi bởi Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta trở nên giống với cách sống của Người và chúng ta sẽ muốn chia sẻ sứ mạng thương xót của Người cho thế giới.” (CSR_2568_2023)
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người đang sống bên lề xã hội, trong những điều kiện vô nhân đạo; xin cho họ không bị các tổ chức bỏ qua, và không bị coi thường bao giờ.
Chúng ta hãy cầu nguyện để Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Lisbon sẽ giúp người trẻ sống và làm chứng cho Tin Mừng trong cuộc sống của họ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho cộng đồng quốc tế biết cam kết một cách cụ thể để bảo đảm loại bỏ hình thức tra tấn, cũng như cam đoan hỗ trợ các nạn nhân và gia đình của họ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các phong trào và các nhóm trong Giáo Hội, mỗi ngày có thể tái khám phá sứ mạng loan báo Tin Mừng của họ, biết dùng các đặc sủng riêng để phục vụ cho những nhu cầu của thế ...
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nền hòa bình và bất bạo lực được lan tỏa khắp nơi, nhờ các quốc gia và người dân biết giảm bớt sử dụng vũ khí.
Chúng ta cầu nguyện cho các Ki-tô hữu đang đối diện với những thách đố mới về mặt đạo đức sinh học; xin cho họ tiếp tục bảo vệ phẩm giá của toàn bộ sự sống con người, bằng lời cầu nguyện và hành động. ...
Chúng ta hãy cầu nguyện cho các giáo xứ, biết đặt sự hiệp thông làm trung tâm, để ngày càng trở nên những cộng đoàn đức tin, huynh đệ và mở ra đón tiếp những ai thiếu thốn nhất.
Chúng ta hãy cầu nguyện để các nhà giáo dục trở nên chứng nhân đáng tin cậy, biết dạy về tình huynh đệ hơn là óc ganh đua, cũng như biết ưu tiên giúp đỡ những ai nhỏ bé nhất và dễ bị tổn thương nhất.
Xin cho các tổ chức tình nguyện phi lợi nhuận, đang dấn thân cho sự phát triển con người; xin cho họ gặp được những thành viên tận tụy với ích chung, và tìm kiếm không ngừng những lối đi mới dẫn đến sự ...
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những trẻ em đang chịu đau khổ, nhất là những em vô gia cư, mồ côi và là nạn nhân chiến tranh; xin cho các em chắc chắn được hưởng một nền giáo dục và có cơ hội sống trong tình ...
Cầu cho Giáo Hội mở ra với mọi người
Cầu cho việc bãi bỏ án tử hình
Địa chỉ: Số 6, Trần Hưng Đạo, Thái Bình.
Email: bantruyenthonggptb@gmail.com
Website: www.giaophanthaibinh.net
Copyright © 2021 Bản quyền thuộc về Giáo Phận Thái Bình
Đang online: 229 | Tổng lượt truy cập: 6,080,252